Chi tiết 5  bệnh thường gặp ở cây thủy canh và phương pháp khắc phục hiệu quả 99%!

Vàng lá, thối rễ (Xem chi tiết bệnh thối rễ), xoăn lá, sâu bệnh,…là những bệnh thường gặp phải ở cây thuỷ canh. Nắm rõ nguyên nhân và một số phương pháp khắc phục ngay trong bài viết này sẽ giúp các bạn có được hiệu quả trồng cây thuỷ canh tốt nhất.

Với những lợi ích tuyệt vời, hiện rất nhiều người áp dụng mô hình trồng rau thuỷ canh. Tuy nhiên, trong quá trình trồng rau thuỷ canh sẽ gặp phải một số loại bệnh gây hại cho cây, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng.

1. Bệnh vàng lá ở cây thuỷ canh

Bệnh vàng lá là loại bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây trồng thủy canh tại nhà. Nguyên nhân có thể do các gia đình không có đủ kiến thức và kinh nghiệm trồng rau, dẫn đến cây rau bị thiếu chất dinh dưỡng, gây xuất hiện những đốm vàng nhỏ ở lá non. Sau đó có thể lan ra toàn lá và sang các lá khác, khiến cho cây chậm lớn, lá úa vàng không bắt mắt.

bệnh vàng lá thường gặp ở cây thủy canh

Bệnh vàng lá thường xuyên xuất hiện trên cây trồng thủy canh

Hiện tượng vàng lá có thể gặp ở bất kỳ loại cây trồng thuỷ canh nào, tuy nhiên phổ biến hơn cả ở rau cải, rau xà lách,…

Ngoài nguyên nhân do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng thì nồng độ pH, thiếu ánh sáng hay nhiệt độ không đảm bảo cũng là yếu tố gây bệnh vàng lá.

Cùng với đó, nếu như dung dịch thủy canh có nồng độ ppm cao quá mức cũng có khiến cây bị hiện tượng vàng lá.

*Cách khắc phục:

Bệnh vàng lá ở rau có thể lây lan vì vậy bạn nên sớm phát hiện và có biện pháp hiệu quả. Khi cây thuỷ canh gặp hiện tượng vàng lá, các bạn cần xem xét lại các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cây. Trong đó:

+ Cung cấp đủ ánh sáng cần thiết cho cây thuỷ canh mỗi ngày khoảng 4 giờ. Với lượng ánh sáng này sẽ giúp cấp đủ lượng nhiệt giúp cây rau nhanh phân giải các chất vi lượng, trung lượng và đa lượng. Nhờ vậy giúp cây lớn nhanh hơn.

+ Cung cấp đủ lượng nước và dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của cây. Lưu ý rằng, dung dịch dinh dưỡng nên được đo bằng bút đo pH. Mỗi thời điểm sinh trưởng của cây sẽ có lượng dinh dưỡng khác nhau và phải thay đổi dinh dưỡng cho phù hợp.

+ Có thể pha thêm các loại phân bón thủy canh cho rau ăn lá để tăng nguồn dinh dưỡng.

+ Khi phát hiện ra cây trồng bị vàng lá, nên tỉa bỏ các lá vàng ra khỏi cây để cây tập trung nguồn dinh dưỡng phát triển các lá khỏe và nuôi lá non.

2. Bệnh đốm lá trên cây rau thuỷ canh

Bên cạnh vàng lá thì đốm lá cũng là 1 loại bệnh phổ biến trên cây thuỷ canh. Loại bệnh này xuất phát từ vi khuẩn tên là Xanthomonas campestris, gây ra những vết đốm nhỏ trên lá, lá non và cuống hoa. Sau đó vết đốm to hơn, lan rộng với đường kính khoảng 3mm, tập trung nhiều ở vùng gần gân lá. Hiện tượng này sẽ làm cho lá bị thủng lỗ, rách, bị khô héo, gãy và rơi rụng.

Loại vi khuẩn này có thể phát triển rất nhanh khi thời tiết ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, chúng có thể truyền bệnh qua giá thể hoặc nguồn nước tưới cho cây.

Các loại bệnh thường gặp ở cây thủy canh

Bệnh đốm lá thường phát triển rất nhanh khi thời tiết ẩm, mưa nhiều

*Biện pháp khắc phục:

Kinh nghiệm khắc phục tình trạng cây thuỷ canh bị đốm lá là hạn chế trồng vào mùa mưa. Tuy nhiên, khi phát hiện rau bị đốm lá thì có thể khắc phục bằng một số biện pháp như:

+ Sử dụng phun các chế phẩm sinh học điều trị (Physan, Ridomil, Norshield, Monceren…) Cần đảm bảo đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn để có hiệu quả tốt nhất.

+ Loại bỏ sạch sẽ tàn dư của vi khuẩn trong giá thể, nguồn nước và các dụng cụ để trồng thủy canh.

+ Sử dụng hạt giống có độ kháng bệnh cao, đảm bảo độ ẩm cho cây trồng, che chắn cho rau khi trời mưa hoặc độ ẩm cao.

+ Khi cây nhiễm bệnh cần loại bỏ lá cây, cây trồng nhằm tránh lây lan sang các cây khác.

3. Bệnh thối nhũn trên cây thuỷ canh

Bệnh thối nhũn trên cây trồng thuỷ canh, nhất là rau cải hay xà lách là do nấm gây hại. 

Các bạn có thể quan sát thấy trên thân cây, các mô lá có xuất hiện dịch màu trắng sữa và mùi hôi. Đây chính là vết bệnh mà nấm gây ra làm cho cây bị thối dần, héo úa và thân rau đổ gục do bị nhũn.

Các bệnh cây thủy canh thường gặp

Vi khuẩn hút hết chất dinh dưỡng trên lá dẫn tới việc lá rau bị thối nhũn.

 

*Biện pháp khắc phục:

+ Tỉa hết các lá có dấu hiệu mắc bệnh

+ Nhổ bỏ cây bệnh để tránh ảnh hưởng tới các cây rau cải khác trong vườn.

4. Bệnh cháy lá ở cây thuỷ canh

Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân gây nên bệnh rau thuỷ canh bị cháy lá. Biểu hiện của nó là lá xuất hiện những vết bệnh nhỏ sũng nước, sau đó lan rộng thành mảng lớn nhũn nước nhiều hình dạng trên mặt lá.

Sau một thời gian, những vết bệnh này khô dần và chuyển sang màu nâu nhạt với viền ngoài màu nâu đậm, giống như lá bị cháy khô. Những chiếc lá có vết bệnh sẽ dần khô đi, héo úa và rơi rụng.

* Biện pháp khắc phục:

Bệnh cháy lá trên cây thuỷ canh thường xuất hiện từ khi cây rau còn non. Do vậy các bạn nên quan sát kỹ và có biện pháp khắc phục kịp thời:

+ Tránh tưới nước quá nhiều

+ Giữ khoảng cách giữa các cây để cây khô thoáng và hạn chế nấm lây lan.

5. Bệnh rau thuỷ canh bị xoăn lá

Bệnh cây thuỷ canh bị xoăn lá thường gặp ở cây rau cải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể xuất phát từ việc cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước hoặc do sâu bệnh hại.

Nếu không phát hiện sớm sẽ khiến lá non xoăn tròn lại, lá rau khi xoăn lại sẽ nhanh bị vàng lá và cây chậm lớn.

Bệnh thường gặp ở cây thủy canh - xoăn lá

Bệnh cây thuỷ canh bị xoăn lá thường gặp ở cây rau cải

*Phương pháp khắc phục:

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân cây thuỷ canh bị xoăn lá do đâu để phòng và khắc phục kịp thời.

+ Cung cấp đủ nước và dung dịch dinh dưỡng để cây nhanh lớn.

+ Loại bỏ những lá cây bị xoăn khỏi cây trồng.

Dinh dưỡng thuỷ canh SkyFarm- Giải pháp khắc phục sâu bệnh thuỷ canh tốt cho mọi nhà!

Nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rau sạch tại nhà của các gia đình, SkyFarm đã nghiên cứu và sản xuất dinh dưỡng trồng cây thuỷ canh giúp hạn chế sâu bệnh tối đa.

Với dinh dưỡng thuỷ canh SkyFarm, hoàn toàn có thể thách thức mọi vấn đề dinh dưỡng gặp phải khi trồng thuỷ canh.

Một số ưu điểm của dinh dưỡng thuỷ canh SkyFarm:

+ Đủ loại để phù hợp với cây ăn lá và cây ăn quả

+ Đảm bảo cho sự phát triển tối ưu và toàn diện của rau

+ Giúp rau chống lại các loại nấm mốc, sâu bệnh

+ Dễ dàng sử dụng và bảo quản,…

Như vậy, bài viết trên đây đã chỉ điểm chi tiết các loại bệnh cây thuỷ canh phổ biến hiện nay. Các loại bệnh này đều sẽ gây hại lớn đến sự phát triển của cây thuỷ canh nếu không được khắc phục kịp thời. Do đó, các bạn nên thường xuyên quan sát và phòng bệnh sớm cho cây rau thuỷ canh của gia đình mình. Hãy liên hệ với SkyFarm để được tư vấn thêm kinh nghiệm trồng thuỷ canh nhé.

 

 

BÌNH LUẬN
UP ẢNH
10 Bình luận
t

Trần Tâm

Cây con bị vàng lá và rễ phát triển kém thì phải làm sao ạ

Trả lời

Trang Quản trị viên

@ Trần Tâm: b gửi ảnh chụp cho ad để ad xem nhé!
Trả lời
b

Bùi Văn Tuấn

Rau nhà mình cứ bị thối rễ ấy, chả biết nguyên nhân tại sao nữa, buồn ghê

Trả lời

Minh Hằng

@ Bùi Văn Tuấn: Bạn thử kiểm tra xem mức nước có bị ngập bộ rễ quá k, nó có nhiều nguyên nhân lắm 
Trả lời
m

Minh Tuyền

Mình cũng muốn mua khử khuẩn mà chưa biết mua ở đâu 

Trả lời

Minh Hằng

@ Minh Tuyền: mình mới mua hôm qua xong, số đt nè 0989379282, bạn gọi vào số này sẽ có chuyên viên tư vấn nhiệt tình luôn
Trả lời
m

Mai Mai

Giàn rau nhà mình đag có hiện tượng trên lá xuất hiện có vết gì trắng trắng ấy, mọi ng có biết rau bị sao k ạ

Trả lời

Luân Lê

@ Mai Mai: Rau nhà bạn bị sâu vẽ bùa đó, thu nốt lứa rau này thì sịt khuẩn lại toàn bộ vườn đi bạn nhé
Trả lời

Mai Mai

@ Luân Lê: Mình vệ sinh bằng nước sạch thôi ạ hay là có thuốc gì khử khuẩn k bạn
Trả lời

Luân Lê

@ Mai Mai: Mình hay dùng sịt khuẩn Sananody bên skyfarm ấy, hạn chế được côn trùng sâu bệnh rất nhiều đấy 
Trả lời

ĐỌC THÊM

Giao hàng hỏa tốc
          trong 90 phút Giao hàng hỏa tốc trong 90 phút
Thanh toán linh hoạt tiền
          mặt, visa / master, trả góp Thanh toán linh hoạt tiền mặt, visa / master, trả góp
Trải nghiệm sản phẩm
          tại nhàTrải nghiệm sản phẩm tại nhà
Lỗi đổi tại nhà trong
          1 ngàyLỗi đổi tại nhà trong 1 ngày
Hổ trợ suốt thời gian sử dụngHổ trợ suốt thời gian sử dụng
Hotline: 0869354384
Bình luận Gửi ảnh

Trả lời