Chi tiết các loại bệnh ở dưa lưới và cách khắc phục

Trong quá trình trồng cây dưa lười thường có một số loại bệnh thường gặp như: Bệnh sương mai, đốm phấn; bệnh chạy dây, héo rũ; bệnh thán thư,... Dưới dây là đặc điểm và cách khắc phục của từng loại bệnh và cách phòng tránh chung.

1. Đặc điểm các loại bệnh và cách điều trị

Bệnh sương mai, đốm phấn

Các loại bệnh thường gặp ở dưa lưới

  • Đặc điểm: 

Bệnh sương mai là loại bệnh trên cây dưa lưới khá thường gặp, bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh khi thấy các vết hình đa giác góc cạnh dưới mặt lá, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, về sau vết bệnh sẽ vỡ vụn ra ở các lá già.

Bệnh này thường lan từ các lá già ở gốc, sau đó lan dần lên lá non, xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm lớn.

  • Biện pháp khắc phục:

Vì thời tiết ở Việt Nam nhiệt đới gió mùa, thường mưa nhiều, thế nên bạn cần lưu tâm tới loại bệnh thường gặp ở dưa lưới này để tránh cây bị bệnh, bạn nên thường xuyên quan sát để tránh bệnh lan rộng, khi cây mới chớm bệnh, bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực tập có các loại hoạt chất như Mancozeb 64%, Metalaxyl 8%, Metiram Complex (min 85%),...

Bệnh chạy dây, héo rũ

Các loại bệnh ở dưa lưới

  • Đặc điểm:

Bệnh chạy dây, héo rũ trên cây dưa lưới ở cả cây con và cây trưởng thành, khiến cho cây bị mất nước và dần dần chết khô. Các biểu hiện của bệnh hại cây dưa lưới chính là thân cây bị nứt khô ra, héo mòn từ lá cho đến thân cây như bị thiếu nước lâu ngày rồi chết.

Ở cây con, nấm Fusarium sp. sẽ làm cho cây con chết rạp thành từng đám, còn trên cây dưa lưới đã bắt đầu đâm hoa kết trái, nấm sẽ làm cây bị mất nước, khô héo dần và chết.

Căn bệnh này do loại nấm có tên  Fusarium sp. gây ra. Loại nấm này tồn tại rất lâu trong đất canh tác, chính vì vậy mà khả năng gây bệnh trên cây dưa lưới là khá lớn. Thường thì độ ẩm đất và tuyến trùng là các nguyên nhân để nấm bùng phát và gây bệnh.

  • Biện pháp khắc phục:

Vì loại nấm này tồn tại trong đất nhiều năm nên bạn cần làm đất thông thoáng, sạch sẽ, nhổ bỏ cây dưa lưới bị bệnh, cỏ dại, rơm rạ trên đất để loại trừ mầm bệnh.Ngoài ra, bạn nên bón thêm phân chuồng hoặc trấu tro để tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Bạn cần hạn chế trồng nhiều cây ăn quả như bí đỏ, dưa hấu cùng với dưa lưới ở cùng thửa ruộng.

Phun thuốc Visen 20SC. Đây là một thuốc đặc trị bệnh thối nhũn, héo xanh, cháy lá rất an toàn cho cây và con người. Lấy 10-20ml thuốc Visen 20SC phun kỹ vào các gốc cây, lá cây, thân cây dưa.

Nên phòng tránh bệnh ngay từ những ngày đầu bằng cách chọn hạt giống chất lượng tốt đã được khử độc bằng kasuran. Làm đất, lên luống cao, tiêu huỷ toàn bộ bã thực vật khi kết thúc một mùa vụ.

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư ở dưa lưới và cách điều trị

  • Đặc điểm:

Bệnh thán thư có tên khoa học là Colletotrichum lagenarium, đặc điểm nhận biết loại bệnh này trên cây dưa lưới là những vết tròn đồng tâm màu nâu xuất hiện trên mặt lá. Những vết bệnh này rất dễ phát hiện và sẽ có màu đậm hơn, to ra khi bệnh phát triển nặng trên cây.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng khắc nghiệt khiến cho cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển bệnh rất nhanh.

Khi cây bị nặng, những vết bệnh sẽ tạo thành vệt dài màu đen trên lá, cả ở trên trái dưa, bạn có thể thấy những vết lõm màu nâu trên bề mặt quả, vết lõm này to dần và gây thối trái dưa lưới.

  • Biện pháp khắc phục:

Hãy bắt đầu với một phương pháp điều trị đa năng. Dầu Neem có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm này phát triển trên bề mặt của lá hoặc thân đồng thời cũng làm giảm số lượng rệp và các loài gây hại khác có thể vô tình mang bào tử đến cây trồng của bạn.

Giữ sân và vườn được chăm sóc tốt . Dọn sạch mảnh vụn thực vật một cách nhất quán đảm bảo rằng nấm không có vị trí để trú ngụ. Nó cũng đảm bảo rằng bất kỳ bào tử nào có thể đã phát triển sẽ bị loại bỏ trước khi chúng lây nhiễm vào đất.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất như Difenoconazole (tối thiểu 96%), Flusilazole (tối thiểu 92,5%),…

Bệnh thối trái non

Bệnh thối trái non ở dưa lưới và cách điều trị

  • Đặc điểm

Bệnh thối trái non có tên khoa học là Choanephora cucurbitarum, bệnh này thường tấn công cây dưa lưới khi vừa thụ phấn xong, nó sẽ tác động trực tiếp đến lá, hoa và trái non, ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác của người nông dân.

Bệnh thối trái non thường xuất hiện vào thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, trái non có thể bị thối vào từ 5 – 7 ngày sau khi thụ phấn, gây thiệt hại lớn cho quá trình phát triển quả và thu hoạch sau này.

  • Biện pháp khắc phục

Bạn nên có các biện pháp phòng trừ để hạn chế việc phát bệnh trên cây dưa lưới, đặc biệt nên hạn chế tưới nước cho cây vào thời điểm mùa mưa hoặc những khi độ ẩm đất ở mức cao.

Trước khi trồng dưa lưới, đất canh tác nên đảm bảo được dọn sạch, loại bỏ cỏ dại, cây bệnh, nên dùng thêm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Gentamicin sulfate, Validamycin.

2. Cách phòng tránh 

2.1 Làm nhà màng trồng dưa lưới

Hiện nay, việc xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng được người dân quan tâm phát triển. Một trong những mô hình như thế là mô hình canh tác dưa lưới trong nhà màng.

Dưa lưới là loại cây trồng “khó tính”, nếu canh tác theo cách truyền thống, cây sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết mưa gió, nắng nóng, sự gây hại của côn trùng, sâu bệnh,...  rất khó sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, trong giai đoạn gần thu hoạch, nếu gặp mưa nhiều, nước mưa sẽ ngấm vào các rãnh lưới trên bề mặt quả khiến dưa bị thối hỏng. 

Mỗi giai đoạn phát triển của cây cũng có những yêu cầu khắt khe về độ ẩm. Chính vì thế thiết kế nhà màng để trồng dưa lưới được xem là mô hình tối ưu giúp tăng hiệu quả kinh tế của cây dưa.

Cách phòng tránh bệnh ở cây dưa lưới

Lợi ích khi thiết kế nhà màng

- Ngăn được sự gây hại của côn trùng, sâu bênh.

- Tiết diện cao giúp dưa lưới quang hợp tốt hơn. 

- Giảm chi phí đầu tư, phòng trị bệnh cho dưa lưới.

- Tiết kiệm chi phí nhân công.

- Cho sản lượng và năng suất cao hơn.

Thiết kế nhà màng trồng dưa ở đâu hiệu quả?

SkyFarm chuyên cung cấp các sản phẩm nhà màng, tự lắp, vật tư canh tác nông nghiệp nhà màng. Công ty chúng tôi cũng thiết kế và thi công nhà màng trồng dưa lưới theo nhu cầu khách hàng. Với kinh nghiệm dày dặn, nguồn sản phẩm chất lượng, đội ngũ chuyên nghiệp, SkyFarm tự tin mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với độ bền cao mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội

2.2 Sử dụng các chế phẩm vi sinh

Có thể nói chế phẩm sinh học chính là “linh hồn” của nền Nông Nghiệp Bền Vững.Chế phẩm sinh học sản xuất phục vụ trong canh tác Nông Nghiệp mà chúng ta có thể hay gặp như: Phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học phục vụ cho trồng trọt,...

cách điều trị bệnh trên cây dưa lưới

Vai trò của chế phẩm sinh học:

Tăng cường đề kha và ngăn chặn mầm bệnh: Chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật đối kháng, có khả năng ức chế, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng, vật nuôi

Chế phẩm sinh học giúp phòng bệnh phấn trắng lên đến 88,02% và đạt hiệu quả tiêu diệt bệnh này là 78,44%. 

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chế phẩm sinh học có khả năng kích thích sinh trưởng ở cây dưa lưới. Cụ thể, việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp kéo dài hệ thống rễ cây dưa lưới lên 30%, góp phần tăng năng suất trên 450kg (nhà màng 500m2) so với thí nghiệm không sử dụng chế phẩm. Qua đó cho thấy, sự kết hợp vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật chính là hướng đi mới trong nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thông qua cơ chế tăng cường sức đề kháng cây trồng nhằm chống lại tác nhân gây bệnh cho cây dưa lưới.

Tham khảo địa chỉ mua chế phẩm sinh học uy tín tại: https://skyfarm.vn/

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về các loại bệnh ở dưa lưới, biện pháp khắc phục và cách phòng tránh hiệu quả. Chúc bà con có một mùa vụ thành công!

 

BÌNH LUẬN
UP ẢNH
6 Bình luận
t

Thương Bùi

SkyFarm chuyên cung cấp các sản phẩm nhà màng, tự lắp, vật tư canh tác nông nghiệp nhà màng. Công ty chúng tôi cũng thiết kế và thi công nhà màng trồng dưa lưới theo nhu cầu khách hàng. Với kinh nghiệm dày dặn, nguồn sản phẩm chất lượng, đội ngũ chuyên nghiệp, SkyFarm tự tin mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với độ bền cao mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0989379282 để được tư vấn miễn phí ạ

Trả lời

m

Minh Hằng

Mọi người cho e hỏi là giàn dưa đag có trái rồi mà nó cứ bị thối quả thì bị làm sao ạ, hóng các em từng ngày mà giờ nhìn các em ra đi cùng nhau hết ,tiếc đứt ruột, cả nhà cho e cách  khắc phục với

Trả lời

Lan Nhi

@ Minh Hằng:Bạn nên có các biện pháp phòng trừ để hạn chế việc phát bệnh trên cây dưa lưới, đặc biệt nên hạn chế tưới nước cho cây vào thời điểm mùa mưa hoặc những khi độ ẩm đất ở mức cao.
Trả lời

Đông Phong

@ Minh Hằng: Chắc bạn chưa sử dụng nhà màng đúng không, Thường thì những ng sử dụng nhà màng sâu bệnh sẽ hạn chế rất nhiều 

Trả lời

Minh Hằng

@ Đông Phong: Bạn biết chỗ nào bán vật tư nhà màng uy tín không chỉ mình với
Trả lời

Đông phong

@ Minh Hằng: Mình đã từng mua bên Skyfarm rồi, mới đầu chưa biết gì có chuyên viên tư vấn hướng dẫn từ A đến Z luôn, bên đó còn có đội thi công nhà màng luôn cơ
Trả lời

ĐỌC THÊM

Giao hàng hỏa tốc
          trong 90 phút Giao hàng hỏa tốc trong 90 phút
Thanh toán linh hoạt tiền
          mặt, visa / master, trả góp Thanh toán linh hoạt tiền mặt, visa / master, trả góp
Trải nghiệm sản phẩm
          tại nhàTrải nghiệm sản phẩm tại nhà
Lỗi đổi tại nhà trong
          1 ngàyLỗi đổi tại nhà trong 1 ngày
Hổ trợ suốt thời gian sử dụngHổ trợ suốt thời gian sử dụng
Hotline: 0869354384
Bình luận Gửi ảnh

Trả lời