Kỹ thuật trồng dưa leo thủy canh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt!
Trồng dưa leo bằng thuỷ canh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt được đánh giá là giải pháp mang tới hiệu quả, năng suất vượt trội. Trong bài viết này, Thuỷ canh SkyFarm Việt nam sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng dưa leo thuỷ canh cho hiệu quả kinh tế cao. Đừng bỏ lỡ bài viết nếu các bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này nhé.
Nội dung chính
I – Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt cho dưa leo
Việc trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt cho dưa leo có thể mang tới nhiều lợi ích vượt trội như:
+ Tiết kiệm thời gian, công sức
Hệ thống tưới nhỏ giọt gúp nước được cung cấp tới từng gốc dưa với lưu lượng thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này vừa tiết kiệm công sức, vừa tiết kiệm thời gian, giúp người trồng giảm thiểu sức lao động.
+ Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại
Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có thể khắc phục được các vấn đề về sâu bệnh hại và cỏ dại. Bởi thực tế, việc tưới nước bằng phương pháp thông thường dễ khiến nước đọng lại trên lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây hại cho dưa.
Cùng với đó, phương pháp tưới nước thông thường có tình trạng nước chạy sang 2 bên, tạo điều kiện cho cỏ dại mọc, lấy hết chất dinh dưỡng của dưa.
+ Gia tăng năng suất
Nước là yếu tố quan trọng, quyết định đến 50% năng suất cây trồng. Do đó, với hệ thống tưới nhỏ giọt, dưa leo được tưới lưu lượng nước đủ, thường xuyên sẽ cho sinh trưởng nhanh, quả to, mọng, nặng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II – Kỹ thuật trồng dưa leo thuỷ canh theo hệ thống tưới nhỏ giọt
1.Thời vụ trồng dưa leo
Do sự chênh lệch về đặc điểm thời tiết và khí hậu nên mùa vụ trồng dưa leo theo phương pháp tưới nhỏ giọt ở mỗi miền có sự khác biệt:
+ Miền Bắc
Thường trồng 2 vụ gồm Thu Đông (giữa tháng 9 đến giữa tháng 10) và vụ Xuân (cuối tháng 2 đến giữa tháng 3).
Việc trồng dưa leo theo đúng thời vụ sẽ mang tới hiệu quả, năng suất tốt hơn.
+ Miền Nam
Thời vụ trồng có thể là vụ Đông (cuối tháng 10 đến cuối tháng 12) hoặc vụ Xuân (cuối tháng 1 đến cuối tháng 2).
Lưu ý: Cần chú ý hạn chế việc trồng dưa chuột ở các vùng mùa mưa kéo dài, vùng núi cao nhiệt độ thấp được 15 độ C. Bởi sẽ khiến cây kém phát triển, khó mang lại giá trị kinh tế cao.
2. Các dụng cụ cần chuẩn bị
+ Túi bầu trồng cây (Dung tích 15l, đường kính 30cm. Chiều cao khoảng 35cm)
+ Dinh dưỡng thuỷ canh
+Thùng chứa dinh dưỡng
+ Bộ tưới nhỏ giọt
+ Dây ống nước
+ Xơ dừa
+ Móc treo
+ Ống dẫn nước phi 16mm
+ Bơm AP 3500 trồng khoảng 50 bầu đổ lại.
+ Một số phụ kiện cần thiết khác.
3.Khoảng cách trồng dưa leo theo phương pháp tưới nhỏ giọt
+ Khoảng cách luống
Các luống cách nhau khoảng 50 – 60cm, luống rộng từ 0.8 - 1m2, độ cao của luống từ 25 - 30cm.
+ Khoảng cách cây
Khoảng cách trung bình cây cách cây dưa chuột từ 30 – 45cm.
Khi trồng dưa leo cần lưu ý khoảng cách hàng lối cũng như khoảng cách giữa các cây sao cho phù hợp.
+ Khoảng cách lối đi
Luống dưa chuột có các lá to, xòe ra 2 bên tương đối rậm rạp, do vậy khoảng cách lối đi cần đảm bảo từ 50 – 70cm để việc di chuyển, bón phân, hái quả được thuận tiện.
+ Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt
Khoảng cách của cây dưa chuột sẽ quyết định khoảng cách giữa các mắt tưới của dây/ống tưới nhỏ giọt. Như đã nói, dưa chuột nên được trồng khoảng cách 30 – 35cm, do đó các bạn cũng cần tìm các dây tưới có mắt tưới khoảng cách tương tự để đảm bảo mỗi gốc dưa có một mắt tưới cung cấp nước đầy đủ, giúp cây phát triển tươi tốt.
4.Hướng dẫn cách trồng
*Bước 1: Thiết kế hệ thống nước và chỗ để bầu
+ Cắm bơm vào dây tưới và đặt chìm trong thùng chứa dinh dưỡng.
+ Cho xơ dừa đã qua xử lý sâu bệnh vào trong bầu ươm. Lưu ý rửa thật sạch trước khi trồng.
+ Làm ướt xơ dừa bằng nước sạch
+ Khoảng cách mỗi bầu tâm cách tâm là 45cm. Khoảng cách giữa các hàng tối thiểu là 1m2.
*Bước 2: Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
+ Các bạn có thể liên hệ các cửa hàng vật tư tưới để mua thiết bị này để giảm thiểu việc mất thời gian và công sức.
+ Sử dụng dây 6mm và khởi thuỷ để trích nước từ ống chính ra các ống tưới nhỏ giọt
*Bước 3: Cắm que tưới nhỏ giọt
+ Cắm đầu tưới nhỏ giọt vào bầu.
+ Khoảng cách cắm từ gốc tới thân cây là 20 – 25cm.
III – Cách chăm sóc dưa leo bằng hệ thống tưới nhỏ giọt
Trong quá trình trồng dưa leo, các bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cách chăm sóc như sau:
1.Độ ẩm và lưu lượng nước tưới theo giai đoạn
+ Lúc ươm
Thời gian ươm chỉ khoảng 4 – 5 ngày, đất bùn ẩm sẵn nên quá trình ươm không cần tưới nước cho cây. Tuy nhiên, trước khi đánh cây con đi trồng, cần tưới 1 lượng nước đủ ẩm để việc đánh cây con dễ dàng hơn.
Xác định tỉ lệ nước cần thiết cho dưa chuột theo từng giai đoạn ảnh hưởng trưởng tiếp tới năng suất.
+ Lúc cây con
Thời điểm trồng dưa chuột nên là buổi chiều muộn để tránh cây bị héo. Sau khi trồng dưa con, cần cho nước tưới quanh gốc thật đẫm để đất xung quanh bám chặt cây, tránh bị đổ.
Liên tục 3 – 4 ngày tiếp theo, mỗi ngày duy trì tưới nước cho dưa vào buổi sáng và chiều tối để cây nhanh chóng thích nghi môi trường sống mới.
+ Giai đoạn cây trưởng thành
Khi cây dưa bắt đầu trưởng thành, các bạn vẫn cần duy trì lượng nước tưới cây vừa phải để cây ra hoa, kết quả. Độ ẩm trong đất luôn cần đảm bảo đạt từ 60 – 70% trở lên, việc ẩm ướt quá dễ khiến cây bị sâu bệnh và thối rễ.
2. Cách điều khiển nước tưới và dinh dưỡng
Thời gian đầu, cây bắt đầu ra lá (từ ngày thứ 15 - 25) lượng nước tưới tối thiểu là 300ml/gốc/ngày. Tuỳ vào loại tưới nhỏ giọt mà các bạn sử dụng và cài đặt thời gian tưới mỗi lần khác nhau.
Ví dụ vớ loại tưới nhỏ giọt 1.8l/h. Giai đoạn này sẽ chia thời gian tưới làm 5 lần. Mỗi lần 60ml. Nồng độ dinh dưỡng để khoảng 500ppm.
Giai đoạn tiếp theo, từ ngày thứ 25 trở đi, cây cần lượng nước nhiều hơn vì lá và thân cũng bắt đầu phát triển. Lượng nước tưới một ngày vào khoảng 800ml/gốc/ngày. Chia làm 10 lần tưới, mỗi lần 80ml. Nồng độ dinh dưỡng khoảng 900ppm.
Giai đoạn ra hoa, lượng nước tưới cần thiết cho cây là 1.2l/gốc/ngày, chia thành 16 lần tưới. Nồng độ dinh dưỡng khoảng 1500ppm. Giai đoạn này cần thụ phấn cho cây để tạo nhiều quả hơn. Các bạn có thể rung nhẹ cây vào buổi sáng để cây tăng khả năng đậu quả. Thời điểm thích hợp là từ 8h – 10h sáng.
3.Tỉa nhánh, tỉa cành cho dưa leo
Để dưa leo đạt năng suất cao nhất, các bạn nên tiến hành tỉa nhánh cho tới khi thân chính bò lên đỉnh giàn. Chỉ nên để từ 4 – 6 nhánh phụ trên một cây và loại bỏ các nhánh phụ từ nách thứ 10 trở đi.
Giai đoạn cắt tỉa nhánh cũng rất quan trọng trong quá trình trồng dưa leo thuỷ canh.
4. Phun thuốc phòng trừ sâu hại
Các bệnh thường gặp trên dưa leo là phấn trắng, héo xanh, nấm. Ngoài ra, thời tiết nắng mưa thất thường cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về nấm và héo xanh.
Do đó, các bạn cần phun thuốc phòng trừ sâu hại định kỳ 7 ngày/1 lần để đảm bảo cây sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh và cho năng suất cao. Lưu ý, ngưng phun tất cả các loại thuốc trước khi thu hoạch từ 10 – 15 ngày.
5. Thời gian thu hoạch dưa leo
Khoảng 45 – 50 ngày kể từ khi trồng dưa leo sẽ cho thu hoạch. Quả to hái trước, những quả nhỏ còn lại thì để 2 – 3 hôm sau hái tiếp. Tùy vào lượng quả, mức độ tăng trưởng của dưa mà có thể cách 1 ngày hái/lần hoặc cách 2 ngày.
Thời gian thu hoạch dưa chuột kéo dài khoảng hơn 1 tháng. Ước tính sản lượng thu về đạt 40 – 60 tấn/ha.
Cũng cần lưu ý cân nhắc thời gian thu hoạch dưa leo để đạt sản lượng tốt nhất.
Lưu ý là dưa chuột phát triển và quả to rất nhanh, chỉ lỡ 1 – 2 ngày không hái là quả sẽ chuyển sang màu vàng và to, mẫu mã không đẹp và giá bán thấp.
Trên đây chính là toàn bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo thuỷ canh theo hệ thống tưới nhỏ giọt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại trong trồng trọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để được hỗ trợ tư vấn mua, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động cho dưa chuột cũng như các mô hình khác, hãy liên hệ ngay tới Thuỷ canh SkyFarm Việt Nam qua hotline hoặc fanpage nhé. SkyFarm cam kết đồng hành cùng người tiêu dùng, giúp các bạn đạt được năng suất và hiệu quả tốt nhất.
Anh Thanh
Trả lời
Mạnh Cường
Tuấn Tú
Trả lời
Bùi Văn Quyết
Tuấn Tú
Tuấn Tú